



Giới thiệu
ADSCivil BIM 2025
Giới thiệu - Hướng dẫn các tính năng mới trong phiên bản ADSCivil BIM 2025
Tính năng
Lưu giá trị mã diện tích khi tính lại trên các trắc ngang
- Việc tính toán mã khối lượng diện tích thường mất thời gian khá lâu, đặc biệt đối với các tuyến cao tốc, số lượng các mã khối lượng nhiều và 1 số mã khối lượng không được định nghĩa sẵn trong phần mềm, cần phải tính bằng thủ công sau đó sửa vào text khối lượng.
- Vấn đề phát sinh khi cần tính toán lại 1 mã nào đó hoặc đơn giản chỉ là sắp xếp lại nhãn diện tích để in ấn cho phù hợp. Với các phiên bản ADSCivil trước đây thì cần tính lại toàn bộ mã diện tích, sau đó lại sửa lại thủ công các mã diện tích không được định nghĩa sẵn trong phần mềm.
- Phiên bản ADSCivil 2025 bổ sung tính năng giữ lại giá trị diện tích để người dùng có thể:
- Sắp xếp vại vị trí điền mới cho phù hợp
- Thay lại nhãn diện tích cho các mã
- Việc thực hiện lưu giá trị cho các mã diện tích đã tính chỉ cần đơn giản đánh dấu vào cột lưu giá trị khi tính diện tích
Thiết kế vải địa kỹ thuật
Lệnh VDKT
Giới thiệu
- Vải địa kỹ thuật là tấm vải có tính thấm, khi sử dụng lót trong đất nó có khả năng phân cách, lọc, bảo vệ, gia cường và thoát nước. Loại vải này thường được sản xuất từ polypropylene hoặc polyester và được sử dụng nhiều trong các ngành kĩ thuật như thủy lợi, giao thông, môi trường
- Vải địa kỹ thuật được chia thành các loại chính theo các ứng dụng:
- Chức năng phân cách
- Chức năng gia cường
- Chức năng tiêu thoát/ lọc ngược
- Lợi ích khi sử dụng vải địa kĩ thuật
- Cho phép tăng cường lớp đất đắp bằng việc tăng khả năng tiêu thoát nước.
- Giảm chiều sâu đào vào các lớp đất yếu.
- Giảm độ dốc mái lớp đất đắp yêu cầu và tăng tính ổn định của chúng.
- Giữ được tốc độ lún đều của các lớp đất, đặc biệt trong vùng chuyển tiếp.
- Cải thiện các lớp đất đắp và kéo dài tuổi thọ công trình.
- Trong thiết kế và thi công đường bộ, vải địa kỹ thuật được ứng dụng:
- Bọc nền đắp trên đất yếu
- Bọc lớp kết cấu khuôn đường
- Với tính ứng dụng cao và nhiều lợi ích, vải địa kỹ thuật được ứng dụng rất nhiều trong các công trình đường bộ. Tuy nhiên, các phiên bản ADSCivil trước đây chưa có chức năng chuyên dụng cho công tác thiết kế vải địa và thường phải áp thiết kế vải địa là các đường mã hiệu. Việc này tuy vẫn đáp ứng được các yêu cầu tính toán tổng hợp khối lượng, tuy nhiên sẽ phải dành ra 4-5 loại đường mã hiệu cho các đường vải địa trên trắc ngang, thêm vào đó lại không thể hiện được 3D của các loại vải địa phục vụ cho việc xuất mô hình BIM
- Trong phiên bản ADSCivil 2025 có chức năng chuyên dụng dành cho công tác thiết kế vải địa kỹ thuật trên mặt cắt ngang và xuất mô hình 3D BIM cho các lớp vải địa kỹ thuật
Các loại vải địa hỗ trợ trong ADSCivil 2025
- Vải địa nền đường
- Vải địa kỹ thuật nền đường được thiết kế với nhiều lớp bọc lớp nền đắp.
- Mỗi lớp vải địa kỹ thuật nền đường được khống chế bởi cao độ mép và cao độ đáy và tự động bám theo nền đường.
- Mép vải địa thiết kế được gập thêm 1 đoạn về mỗi bên
- Vải địa khuôn đường
- Vải địa kỹ thuật khuôn đường được thiết kế với nhiều lớp bọc lớp kết cấu khuôn đường.
- Mỗi lớp vải địa kỹ thuật khuôn đường bọc cho từng lớp kết cấu khuôn đường.
- Mép vải địa thiết kế được gập thêm 1 đoạn về mỗi bên
Cải tiến cách thức chèn Biển báo giao thông
Lệnh BBGT
Cách thức cắm biển báo giao thông trong phiên bản ADSCivil 2025 được cải tiến cho thuận tiện hơn. Trình tự thực hiện như sau:
- Kích đúp chọn biển báo trong thư viện biển báo
- Chỉ điểm chèn trên bình đồ. Khi đó phần mềm sẽ tự xác định các thông số:
- Hướng xoay của biển báo theo hướng tuyến. Tùy thuộc vị trí điểm chèn bên trái tuyến hay bên phải tuyến để chọn góc xoay chèn biển phù hợp theo hướng xe chạy
- Khoảng cách đến tim tuyến được đo tự động trên bình đồ
- Lý trình tự động xác định theo tuyến hiện hành
Chèn biển báo giao thông theo lý trình
Lệnh HTVS
- Trong ADSCivil 2025 còn cung cấp một cách thức khác cho phép chèn biển báo là chèn theo lý trình. Khi đó mỗi biển báo được nhập các tham số:
- Lý trình
- Mã biển
- Định vị theo mép lề trái, mép lề phải hay tại tim
- Khoảng cách tới đường định vị
Với cách thức này, người dùng hoàn toàn có thể sử dụng bảng Excel để nhập cho thuận tiện sau đó copy & paste vào bảng giao diện nhập của phần mềm để vẽ biển lên bản vẽ
Thiết kế theo đường mặt bằng 3D
Lệnh BMB (Chọn đường 3D Polyline)
Với các phiên bản ADSCivil trước đây, các đường mép đường, mép vỉa hè, … có thể được khống chế để tự động xác định bề rộng trên mặt bằng tuyến. Tuy nhiên 1 số trường hợp cần khống chế thêm cao độ các vị trí mép (ví dụ: vuốt nối mép đường vào mép đường hiện trạng, vuốt taluy vào mép rãnh hiện trạng, …)
Vuốt taluy về mép rãnh hiện trạng
Vuốt mép lề gia cố về mép đường cũ
Chiếu điểm trắc ngang lên bình đồ và trắc dọc
Lệnh CDTN
Rất nhiều trường hợp cần phải tham chiếu các điểm trên trắc ngang lên trắc dọc và bình đồ tuyến, ví dụ nối ranh giới các điểm mép đào thay lớp đất từ trắc ngang lên bình đồ để dễ dàng định vị trong công tác thi công, chiếu điểm đỉnh tường chắn từ trắc ngang lên trắc dọc, …
Với lênh mới này, người dùng sẽ kích trực tiếp các điểm trên trắc ngang để tham chiếu và nối thành 1 đường 3D trên bình đồ và 1 đường cao độ trên trắc dọc
Tham chiếu mô hình tuyến thiết kế sang trắc dọc tuyến liên quan
Lệnh TCMHTD
Khi thiết kế các tuyến trong nút giao khác mức các kỹ sư luôn gặp khó trong việc tính toán các cao độ giữa các tuyến để vừa đảm bảo dốc dọc, dốc ngang của các tuyến.
Từ bản ADSCivil 2025 việc này đã dễ dàng hơn rất nhiều khi việc tham chiếu cao độ được thực hiện tự động chỉ với 1 lệnh
Nhận đối tượng trắc ngang theo layer
Lệnh NTKTN
- Sau khi áp thiết kế trắc ngang, có một số trường hợp các đường thiết kế cần chỉnh sửa lại theo từng trắc ngang (dùng lệnh AutoCad chỉnh sửa thuận tiện hơn so với việc áp chỉ điểm cho từng trắc ngang- đây cũng là 1 thế mạnh của ADSCivil)
- Tuy nhiên khi chỉnh sửa cần giữ lại đối tượng gốc do phần mềm xuất ra để chỉnh sửa. Với tính năng mới này, ADSCivil 2025 cho phép nhận đối tượng Polyline bất kỳ của AutoCad thành đối tượng thiết kế trắc ngang, hơn nữa còn có thể nhận cho hàng loạt các trắc ngang bằng cách nhận biết theo layer.
- Các đường hỗ trợ bao gồm:
- Nhóm đường tự nhiên (đường tự nhiên, đường địa chất)
- Nhóm đường gia cố nền (vét bùn, vét hữu cơ, đánh cấp, thay đất, …)
Nhóm đường thiết kế tường chắn (Đỉnh tường, thân tường, mở móng, đắp trả, …)
Cọc xử lý nền
Lệnh NDI
- Nền móng của các công trình xây dựng nhà ở, đường sá, đê điều, đập chắn nước và một số công trình khác trên nền đất yếu thường đặt ra hàng loạt các vấn đề phải giải quyết như sức chịu tải của nền thấp, độ lún lớn và độ ổn định của cả diện tích lớn. Việt Nam được biết đến là nơi có nhiều đất yếu, đặc biệt lưu vực sông Hồng và sông Mê Kông. Nhiều thành phố và thị trấn quan trọng được hình thành và phát triển trên nền đất yếu với những điều kiện hết sức phức tạp của đất nền, dọc theo các dòng sông và bờ biển. Thực tế này đã đòi hỏi phải hình thành và phát triển các công nghệ thích hợp và tiên tiến để xử lý nền đất yếu.
- Một số biện pháp xử lý nền đất yếu bao gồm
- Gia cố nền đất yếu bằng cọc cát (hay còn gọi giếng cát)
- Gia cố nền đất yếu bằng cọc đất – xi măng
- Gia cố nền đất yếu – Bấc thấm
- Gia cố bằng đệm cát
- Đầm chặt lớp đất mặt
- Các phương pháp xử lý sử dụng cọc cát, cọc xi măng đất và bấc thấm được sử dụng phổ biến trong công tác thiết kế và thi công đường bộ. Cả ba phương pháp này khá giống nhau về cách thức bố trí lưới mặt bằng các cọc. Cách thức thể hiện thiết kế trên mặt bằng, mặt cắt dọc và mặt cắt ngang cũng khá tương đồng.
- Do vậy ADSCivil đã bổ sung tính năng hỗ trợ thiết kế cọc trên nền đất yếu với tính năng rải lưới mặt bằng cọc, thiết kế cao độ đỉnh cọc, mũi cọc linh hoạt
- Kết quả kết xuất bao gồm:
- Mô hình 3D - BIM cọc
- Tham chiếu cọc sang trắc dọc thiết kế và trắc ngang thiết kế
- Xuất bảng thống kê khối lượng và tọa độ phục vụ thi công
Mặt bằng thiết kế 2D
Mô hình 3D BIM cọc xử lý nền đất yếu
Point Clound - Ground Detection
Lệnh PCDS
Trong quá trình thu thập dữ liệu địa hình PointCloud, một số thiết bị đo không đủ khả năng tự động nhận diện và loại bỏ các điểm đo không phải là địa hình. Điều này dẫn đến việc dữ liệu thu thập được có thể bị nhiễu, gây ảnh hưởng đến độ chính xác của các mô hình địa hình được xây dựng. Để khắc phục vấn đề này, ADSCivil Survey BIM 2025 được phát triển và thêm mới tính năng Ground Detection. Phần mềm không chỉ giúp lọc bỏ những điểm đo không hợp lệ mà còn xây dựng mô hình địa hình một cách chính xác và hiệu quả
Giao diện sử dụng tính năng Ground Detection
Trước khi lọc điểm
Sau khi lọc điểm
Xây dựng lưới tam giác từ dữ liệu được xử lý
Xây dựng khối đào đắp tuyến đường trong ADSCivil BIM - Read More
ADSCivil hỗ trợ 3 cách thức xây dựng khối
- Khối 3D loại 1 (từ bề mặt đến bề mặt): đây là loại khối được tạo ra giữa 2 bề mặt trên và dưới, thường được dùng để xây dựng các khối đào hoặc đắp như:
Các khối 3D của khối lượng đào: đào taluy, đào mặt đường, đào lề, vét bùn, … với bề mặt trên là bề mặt hiện trạng và bề mặt dưới là bề mặt thiết kế của taluy, mặt đường, …
Các khối 3D của khối lượng đắp: đắp taluy, đắp mặt đường, … với bề mặt trên là bề mặt thiết kế của taluy, mặt đường, …, đắp taluy, bề mặt dưới là bề mặt tự nhiên
Các khối 3D giữa các lớp địa chất với bề mặt trên và dưới là các ranh giới của các lớp địa chất
- Khối 3D loại 2 (từ mặt cắt đến mặt cắt): đây là loại khối được tạo ra giữa các mặt cắt liên tiếp, thường được dùng để xây dựng các khối thiết kế có hướng theo tuyến như: các khối 3D của khối lượng kết cấu áo đường, bó vỉa, rãnh đan, tường chắn, …
- Khối 3D loại 3: đây là loại khối tổ hợp được tạo ra do người dùng tự thiết lập theo từng yêu cầu cụ thể từ các khối cơ bản. Các khối 3D tổ hợp này được ứng dụng cho:
Khối lượng đất đắp trừ bỏ khuôn đường, cống dọc, tường chắn, … (VD đất đắp taluy tổ hợp từ khối đắp đến mặt taluy hoàn thiện trừ khối 3D gia cố mái taluy, đắp mặt đường tổ hợp từ khối đắp đến mặt đường trừ khối 3D khuôn nền đường)
Khối lượng đào phân chia theo các lớp địa chất (VD đắp nền theo địa chất đá được giao từ 2 khối là khối 3D đắp nền và khối 3D địa chất đá